Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong vụ án hình sự

Tọa đàm pháp luật ngày 06/12/2023 về chủ đề “Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong vụ án hình sự”.

Trên thực tế việc thu hồi lại các tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bởi lẽ, có những bị cáo sẽ tự nguyện nộp lại số tiền chiếm đoạt, thất thoát, nhằm hưởng khoan hồng của pháp luật. Nhưng cũng không ít bị cáo đã tẩu tán tài sản trước khi bị phát hiện phạm tội, dẫn đến không còn có khả năng thu hồi. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc thu hồi, xử lý tài sản do phạm tội mà có. Những khó khắn vướng mắc khi thu hồi tài sản này là gì?

Theo Ls. Trần Thị Thu Hằng – Công ty Luật TNHH MTV Bến Nghé – Sài Gòn – Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết: Tài sản do phạm tội mà có được hiểu là người phạm tội thực hiện trong quá trình thực hiện tội phạm hoặc sau khi đã định đoạt mà có. Theo quy định của pháp luật thì Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam sẽ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để truy tìm, tịch thu, kê biên và xử lý tài sản do phạm tội mà có trong quá trình điều tra, xét xử, truy tố cũng như là Thi hành án. Việc truy tìm, tịch thu, kê biên này sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, các quy định pháp luật khác có liên quan, và điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam là thành viên. Hoặc là theo thỏa thuận trong từng vụ việc giữa cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài có liên quan.

Xem thêm bài viết: PHÂN TÍCH PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI NỢ ĐỌNG THUẾ – LUẬT SƯ TRẦN THỊ THU HẰNG

Đối với những vụ án tham nhũng kinh tế thì việc thu hồi tài sản được thực hiện theo quy định pháp luật. Cụ thể là tài sản sẽ được tịch thu và được trả lại cho chủ sỡ hữu, người quản lý hợp pháp và tịch thu theo quy định của pháp luật. Hơn nữa Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam cũng quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế để đảm bảo việc thu hồi tài sản và Pháp luật dân sự cũng quy định về các biện pháp cưỡng chế, biện pháp bảo đảm để thực hiện thu hồi tài sản.

Hình ảnh minh hoạ về tham ô tài sản

Chế tài của pháp luật cũng quy định về trường hợp tự nguyện khắc phục hậu quả, nộp lại toàn bộ số tiền tham ô, nhận hối lội như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả bồi thường thiệt hại thì được xem là một tình tiết giảm nhẹ. Do đó trong trường hợp nếu như người phạm tội tham ô, hối lộ họ tự nguyện khắc phục hậu quả bồi thường thiệt hại thì họ cũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Pháp luật cũng có quy định rằng nếu như người bị kết tội tham ô, nhận hối lộ bị chịu mức án cao nhất là án tử hình, nhưng họ đã tự nguyện giao nộp ba phần tư tài sản, và có tích cực trong việc hợp tác với cơ quan chức năng, từ quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng như là có công thì sẽ được chuyển tử hình phạt tử hình xuống khung chung thân.

Luật Sư Hằng cũng đề xuất các biện pháp để khắc phục được tình trạng thất thoát lớn nhưng chỉ thu hồi được nhỏ giọt như sau:

Hình ảnh buổi toạ đàm

Một trong những việc dẫn đến thu hồi tài sản trong thời gian qua chưa thực sư hiệu quả đó là việc thực hiện các biện pháp thu hồi chưa kịp thời. Và việc thực hiện thi hành án dân sự chỉ có thể thực hiện khi đã có bản án, thế nhưng quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán cũng như điều tra, truy tố, xét xử nếu như không thực hiện các biện pháp này kịp thời thì rất là khó để xử lý các tài sản do phạm tội. Do đó thiết nghĩ rằng các cơ quan chức năng cần phải xây dựng và hoàn thiện các cơ chế về thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia. Đặc biệt là liên quan đến các vấn đề về đất đai và tài sản gắn liền với đất.

Các cơ quan này cần sự phối hợp với cơ quan Công an, Công chứng, Ngân hàng, Tòa án để mà dễ dàng trong việc theo dõi biến động và khi có dấu hiệu của hành vi phạm tội thì chúng ta dễ dàng xử lý và kiểm soát. Và bên cạnh đó Pháp luật cần phải quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, Thẩm tra viên trong khi thực hiện quá trình điều tra để truy nguyên tài sản do phạm tội mà có. Ngoài ra, cũng cần tăng cường ký kết các điều ước quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng, đặc biệt là cơ chế xây dựng phương án về thu hồi tài sản tham nhũng đối với những cái tội phạm mà họ đã tẩu tán tài sản tại nước ngoài để kịp thời thu hồi những tài sản này.

Chi tiết Bản tin thời sự xem tại: https://tvphapluat.vn/video/toa-dam-phap-luat-ban-ve-van-de-thu-hoi-tai-san-bi-chiem-doat-that-thoat-trong-vu-an-hinh-su-72680/

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call