-
Tội phạm hoành hành nhờ vào đánh ghen
Đánh ghen luôn là một chủ đề nóng của xã hội, ngày càng xuất hiện nhiều vụ đánh ghen với tính chất nguy hiểm như cắt tóc, lột quần áo và quay phim chụp ảnh kèm những lời nói lăng mạ người bị đánh ghen. Đáng lưu ý người bị đánh ghen với hình thức này đa phần là nữ giới có độ tuổi trung bình khá trẻ.
Khi xã hội đã quá quen với việc đánh ghen và xem đó như một chuyện thường tình phù hợp với đạo đức đã tạo ra thời cơ cho các đối tượng xấu hoành hành trên cơ sở lợi dụng sự đồng tình, ủng hộ từ mọi người trong xã hội cổ suý cho “trào lưu” này.
Bằng thủ đoạn nghiên cứu kỹ những đối tượng có khả năng trở thành nạn nhân như việc nghiên cứu, đánh giá độ tuổi, thời gian và địa điểm thực hiện hành vi phạm tội thì chúng đã tổng hợp và phân công vị trí, vai trò của từng người trong nhóm.
Đáng sợ hơn, hành vi phạm tội của các đối tượng này với tính chuyên nghiệp cao và dàn cảnh đánh ghen “như thật” làm cho nạn nhân rơi vào tâm lý khủng hoảng tạm thời, kết hợp với việc lợi dụng sự thờ ơ hoặc cổ suý cho hành vi đánh ghen của những người xung quanh chứng kiến mà chúng đã thực hiện trót lọt hành vi phạm tội của mình.
2. Hành vi dàn cảnh đánh ghen phải chịu chế tài như thế nào?
Tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi thông qua việc thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế các đối tượng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS hiện hành nếu các đối tượng này dùng vũ lực như đánh đập, lột quần áo, cắt tóc làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được chiếm đoạt tài sản thì có thể đối mặt với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc nặng hơn là chung thân.
Đối với hành vi đánh ghen nhưng lợi dụng sơ hở của nạn nhân để lét lút chiếm đoạt tài sản khi nạn nhân không hay biết thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS hiện hành với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Hoặc nếu lợi dụng việc đánh ghen đến thực hiện hành vi giật tài sản và nhanh chóng tẩu thoát thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS hiện hành.
Hành vi dàn cảnh đánh ghen để chiếm đoạt trái pháp tài sản của người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm do mức độ nguy hiểm của hành vi này là rất nghiệm trọng. Việc sử dụng thủ đoạn dành cảnh đánh ghen để chiếm đoạt tài sản là tình tiết định tăng nặng vì các đối tượng này phạm tội có tổ chức, có tính chuyên nghiệp theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS hiện hành.
(Xem thêm: “XỘC” VÀO ĐỜI TƯ NGƯỜI KHÁC: 1 GIỚI HẠN CHO YOUTUBER,
GÓC NHÌN TỪ VIỆC ÔNG TRẦN QUÍ THANH VÀ 02 CON BỊ KHỞI TỐ)
3. Lời cảnh tỉnh cho việc cổ suý đánh ghen
Đánh ghen là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm vì xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, tính mạng, sức khoẻ của người khác. Về quan niệm đạo đức cho rằng hành vi đánh ghen là phù hợp là điều hoàn toàn không có cơ sở, một xã hội văn minh đòi hỏi mỗi người phải có thái độ ứng xử có đạo đức, có văn hoá trên cơ sở giải quyết thấu đáo hợp tình hợp lý không xâm phạm thân thể, nhân phẩm của nhau.
Cần nhận thức sâu sắc việc đánh ghen có thể phải đối mặt với trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích Điều 134 hoặc tội làm nhục người khác Điều 155 theo quy định của BLHS hiện hành. Mặt khác, việc đánh ghen tung tin lên mạng xã hội và người nhận thông tin không nhận thức đúng đắn bản chất của hành vi này mà có thái độ cổ suý hành vi này là có hội để tội phạm thực hiện hành vi phạm tội đối với người khác và bản thân mình có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào.
Chúng ta cần nhận thức và hành động với mục đích bài trừ hành vi đánh ghen là khỏi xã hội và xoá bỏ cơ hội cho tội phạm hoành hành. Mỗi người cần ý thức được trong mọi hoàn cảnh nếu rơi vào bẫy của các đối tượng phạm tội cần giữ thái độ tâm lý luôn bình tỉnh và truy hô nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, đặc biệt là cảnh giác và bảo vệ tài sản của mình cẩn trọng. Những người chứng kiến nên can thiệp và giúp đỡ nạn nhân thay vì thờ ơ, vô cảm. Điều này sẽ góp phần tạo ra một xã hội văn minh và lành mạnh khép lại “cánh cửa” cho tội phạm hoành hành.