“XỘC” VÀO ĐỜI TƯ NGƯỜI KHÁC: 1 GIỚI HẠN CHO YOUTUBER

1. Giới hạn nào cho Yotuber khi hoạt động khắp mọi nơi

YouTuber xuất hiện khắp nơi: hiện trường một vụ tai nạn, đánh ghen, vây bắt tội phạm, thậm chí là một vụ cãi vã to tiếng… “YouTuber có thể livestream ngay tại những sự kiện nóng mà không cần phải biên tập nội dung.

Giới hạn
Giới hạn nào cho hoạt động của Youtuber

Sau một thời gian nhiều YouTuber chọn các đề tài giật gân, nhảm nhí làm tiêu chí để khai thác đang khiến cái nhìn của xã hội trở nên xấu đi đối với cộng đồng này, gần đây còn có việc YouTuber “xông” vào nơi có lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ.

Hay hiện trường một vụ tai nạn, đánh ghen, vây bắt tội phạm, thậm chí là một vụ cãi vã to tiếng… “YouTuber có thể livestream ngay tại những sự kiện nóng mà không cần phải biên tập nội dung, kiểm duyệt, trong khi các kênh báo chí lại mất nhiều thời gian làm việc đó.

Thậm chí đám tang gần đây của những nghệ sĩ nổi tiếng như Mai Phương, Anh Vũ, Minh Thuận và mới đây nhất là nghệ sĩ Chí Tài thì ngoài sự có mặt của các đồng nghiệp, khán giả đến chia buồn, YouTuber là lực lượng “trực chiến” xuyên suốt.

Thật chạnh lòng với hình ảnh “rừng” điện thoại giơ lên và sự ồn ào của đám đông hiếu kỳ thay cho những cái cúi đầu mặc niệm người đã khuất.

Rất đông YouTuber có mặt livestream từ sớm tại đám tang cố Nghệ sĩ Chí Tài – Ảnh: DUYÊN PHAN

Câu hỏi đặt ra “Có giới hạn nào cho YouTuber?”, vì thế, trở thành đề tài quan tâm, bàn luận của nhiều người.

“Làm gì cũng được, có view là được”

Không thể phủ nhận có nhiều kênh YouTube bổ ích, được xây dựng nội dung nghiêm túc, chỉn chu, thậm chí có những êkip chuyên nghiệp đầu tư rất lớn để làm, nhưng bên cạnh đó là vô số kênh chỉ chọn kiểu giật gân, nhảm nhí với tiêu chí “làm gì cũng được, có view là được”.

Từ đó, tất nhiên, không thiếu những YouTuber bỏ mặc các vấn đề về ý thức, văn hóa ứng xử, miễn sao có thêm nhiều người xem và kiếm được nhiều tiền.

Và rồi YouTuber xuất hiện khắp nơi: hiện trường một vụ tai nạn, đánh ghen, vây bắt tội phạm, thậm chí là một vụ cãi vã to tiếng… “YouTuber có thể livestream ngay tại những sự kiện nóng mà không cần phải biên tập nội dung, kiểm duyệt, trong khi các kênh báo chí lại mất nhiều thời gian làm việc đó.

Vậy nên YouTuber sẽ chiếm ưu thế hơn về độ nhanh và tiếp cận người xem” – một YouTuber chia sẻ.

Hẳn nhiều người còn nhớ sự kiện vây bắt Lê Quốc Tuấn (còn gọi là Tuấn “khỉ”) xả súng khiến 5 người chết, 2 người bị thương hôm mùng 5 Tết Canh Tý ở xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM. Với khẩu súng AK trong tay, sự nguy hiểm của Tuấn “khỉ” là không phải bàn cãi.

Vậy mà trong suốt thời gian chưa ai rõ Tuấn đang ở đâu thì đội quân YouTuber lại liều lĩnh “lần theo dấu vết Tuấn khỉ”. Suốt 13 ngày lực lượng công an triển khai các biện pháp truy bắt nghi phạm, không khi nào vắng bóng YouTuber, có cả người đến từ Tây Ninh, Đồng Nai.

Không chỉ tự đặt mình vào thế nguy hiểm, YouTuber còn gây khó khăn cho những hoạt động nghiệp vụ của lực lượng công an.

Một công an viên xã Trung An khi đó bức xúc: “Có khi anh em đang bàn phương án thay ca chốt chặn nhưng người dân và các YouTuber đến gần để điện thoại trên túi áo rồi phát trực tiếp, ảnh hưởng rất nhiều đến việc tác chiến, vây bắt”.

Chưa dừng lại ở đó, đến khi Tuấn “khỉ” bị tiêu diệt, một số YouTuber thậm chí còn mò đến quay phim gia đình và người thân của Tuấn, bất chấp đạo lý và vô cùng phản cảm.

Ma chay, hiếu hỉ cũng không tha

Nhìn lại đám tang gần đây của những nghệ sĩ nổi tiếng như Mai Phương, Anh Vũ, Minh Thuận và mới đây nhất là nghệ sĩ Chí Tài thì ngoài sự có mặt của các đồng nghiệp, khán giả đến chia buồn, YouTuber là lực lượng “trực chiến” xuyên suốt.

Thật chạnh lòng với hình ảnh “rừng” điện thoại giơ lên và sự ồn ào của đám đông hiếu kỳ thay cho những cái cúi đầu mặc niệm người đã khuất.

Họ sẵn sàng chen lấn, xô đẩy nhau để có được khung hình ưng ý nhất. Phản cảm hơn, mỗi khi có đồng nghiệp các nghệ sĩ đến viếng, YouTuber và những người hiếu kỳ lại chỉ trỏ, bàn tán, reo hò tên thần tượng mặc cho những nghệ sĩ đó tỏ rõ vẻ khó chịu.

Dần thành quen, mỗi khi có việc hiếu hỉ của người nổi tiếng thì gia đình họ luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần đối phó với đám đông hiếu kỳ và đặc biệt là giới YouTuber cùng “rừng” máy quay hướng vào gia quyến.

Người làm YouTube (YouTuber) được hiểu nôm na là những người chuyên sản xuất những đoạn video clip, đăng lên mạng xã hội YouTube và nhận được tiền từ hoạt động đó (kèm một số điều kiện).

Hiện không chỉ giới trẻ mà ngay cả những người trung niên cũng chọn “nghề” YouTuber để có thể tự do sáng tạo, không bị ràng buộc như những công việc khác mà lại có thu nhập tương đối tốt.

Với chiếc điện thoại thông minh, kèm với một ít kỹ năng xử lý video clip, bất kỳ ai cũng có thể tham gia kiếm tiền từ YouTube với chi phí đầu tư gần như bằng 0 (trừ những êkip làm YouTube chuyên nghiệp).

2. Giới hạn theo pháp luật cho hoạt động của Youtuber

Luật sư Phạm Hoài Nam nhận định hoạt động của Youtuber tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý.

Việc YouTuber vô tư quay clip, livestream các sự kiện như hiếu hỉ của nghệ sĩ, hiện trường tai nạn giao thông… có thể chứa các nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng, từ đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ và tính chất vi phạm.

Hình ảnh: Luật sư Phạm Hoài Nam – Giám đốc BNSG Law

Trong quá trình “tác nghiệp”, các YouTuber có thể vô tình hoặc cố ý quay hình người khác mà chưa có sự đồng ý của họ, tức là sử dụng hình ảnh của người khác một cách trái phép, đồng thời xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh cá nhân của người khác theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

(Xem thêm: Quyền lợi của người lao động khi xảy ra tai nạn động)

Điều 102 nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi thu thập, xử lý, sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng.

Nghiêm trọng hơn, trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân khi chưa được sự đồng ý có thể còn đối mặt với việc bị xử lý hình sự nếu rơi vào điểm b khoản 1 điều 288 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính.

Theo đó, người nào mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó nhằm gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Một ý kiến đọc giả Bình Anh cho rằng: YouTube bị kiện về vi phạm quyền riêng tư

Nhắc tới những vấn đề nổi cộm trên YouTube tại các nước những năm gần đây không thể bỏ qua vấn đề “quyền riêng tư”. Nhiều trang mạng đã đặt ra câu hỏi kiểu “Làm cách nào bảo vệ quyền riêng tư của bạn trên YouTube?”.

Tháng 9-2020, truyền thông Anh cho biết YouTube đã đối diện với cuộc chiến pháp lý lớn tại Anh khi bị cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của trẻ em, lấy dữ liệu từ trẻ em mà không có sự đồng ý của cha mẹ các bé. Đơn kiện được nhà nghiên cứu công nghệ Duncan McCann nộp, thay mặt hơn 5 triệu trẻ dưới 13 tuổi ở Anh.

Theo công ty luật quốc tế Hausfeld, vụ kiện này là hành động đầu tiên ở châu Âu thay mặt trẻ em chống lại YouTube. Họ muốn các trẻ em trên được bồi thường thiệt hại 2,5 tỉ bảng Anh (3,2 tỉ USD). Vụ kiện tập trung vào những trẻ em tại Anh xem YouTube từ tháng 5-2018, thời điểm Đạo luật bảo vệ dữ liệu mới của Anh được thông qua.

Trước đó một năm, YouTube đối diện với thủ tục pháp lý tương tự ở Mỹ. Họ đã đạt thỏa thuận với Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ và Tổng chưởng lý New York, đồng ý đóng số tiền phạt kỷ lục 170 triệu USD để dàn xếp các cáo buộc thu thập trái phép dữ liệu cá nhân từ trẻ em mà không có sự đồng ý của cha mẹ các em.

Ngoài ra, một vấn đề đáng quan tâm liên quan quyền riêng tư là liệu được phép đăng “thoải mái” những hình ảnh, thông tin của một cá nhân nào đó lên YouTube mà không cần xin phép hay không. Theo trang Itstillworks.com, sẽ tùy trường hợp như nơi công cộng, nơi riêng tư, nội dung có trẻ em, mục đích thương mại… mà có cách làm khác nhau.

Chẳng hạn việc quay phim tại nơi công cộng được bảo vệ theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ, nhưng điều đó không có nghĩa người quay sẽ không bị một người nào đó vô tình lọt vào video kiện.

Đối với video có trẻ em lọt vào, cần “nghĩ cho kỹ” trước khi đăng lên YouTube. Hay với mục đích thương mại, người quay video cần có sự cho phép từ những người có trong video, theo Itstillworks.com.

Tháng 3-2019, một nhóm đại diện những người Hồi giáo đã kiện YouTube và Facebook vì cho livestream (phát trực tiếp) cảnh xả súng tại nhà thờ Hồi giáo Christchurch ở New Zealand trên các nền tảng của họ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call