CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH MẮC BẪY ĐẦU TƯ

Gần đây, thông tin về một số vụ lừa đảo đầu tư lại xuất hiện rầm rộ trên các trang báo mạng xã hội. Xuất phát từ việc người dân có tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư sinh lời thay vì gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Kẻ xấu đã lợi dụng những nhu cầu này để giăng những chiếc bẫy huy động vốn cho những dự án không có thật. Chỉ khi doanh nghiệp “lừa đảo” mất khả năng chi trả thì người góp vốn mới vỡ lẽ rằng họ đã bị chọn là “nạn nhân mất tiền” ngay từ đầu. Sau đây các bạn hãy cùng BNSG Law tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Dấu hiệu nhận biết bẫy đầu tư

Bẫy đầu tư hiện nay nhiều như ma trận và tồn tại ở đa dạng các hình thức. Thường thấy là các mô hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản có liên quan đến yếu tố kinh doanh như: mô hình huy động vốn để đầu tư kinh doanh bất động sản; kinh doanh trái phiếu hay đầu tư thực hiện một dự án kinh doanh nào đó mà những đối tượng lừa đảo tự “vẽ” ra.

Hình ảnh minh hoạ “Bẫy đầu tư”

Dấu hiệu nhận biết hình thức bẫy đầu tư là chủ đầu tư lập ra các dự án và kêu gọi nhà đầu tư góp vốn vào để xây dựng, thành lập các dự án đó nhưng không dự án nào thực hiện dự án nào cụ thể. Chủ đầu tư dùng số tiền thu được của người sau trả cho người trước như một khoản tiền lời sau đầu tư, thường xuyên tổ chức những buổi ra mắt khách hàng, giới thiệu dự án rất hoành tráng và sử dụng nhiều người được thuê đến đóng giả người mua người bán giao dịch với nhau để gia tăng mức độ uy tín cũng như niềm tin ở các nhà đầu tư. Những đối tượng lừa đảo này còn đưa ra viễn cảnh sinh lời rất cao, lãi suất gấp nhiều lần so với lãi suất ngân hàng và cam kết rằng các khoản đầu tư này sẽ không bao giờ bị mất đi. Đặc biệt, trong khoảng thời gian đầu tham gia, họ trả lãi rất đầy đủ khiến người dân tin tưởng gửi thêm tiền, thậm chí kêu gọi người thân cùng đầu tư vào.

Xem thêm: PHÂN TÍCH PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI NỢ ĐỌNG THUẾ – LUẬT SƯ TRẦN THỊ HẰNG

Nhưng càng về sau, tương tự hiện tượng bong bóng nổ khi quá căng, số lượng người tham gia ngày một nhiều thì doanh nghiệp không thể đủ khả năng trả lãi cao như đã cam kết. Như vậy, việc hoạt động đầu tư này sụp đổ là điều chắc chắn sẽ xảy ra và cuối cùng, người dân là những người chịu thiệt nhất.

Giải pháp tránh mắc bẫy đầu tư

Tuy bản chất của những vụ lừa đảo đầu tư là không mới nhưng các đối tượng lừa đảo thường xuyên thay đổi cách thức hoạt động với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vì vậy, nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kỹ năng để tránh mắc bẫy đầu tư.

Theo Ls. Phạm Hoài NamLuật sư điều hành Công ty Luật MTV Bến Nghé – Sài Gòn – Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh: Nhà đầu tư cần tự trang bị những kiến thức cơ bản về đầu tư kinh doanh; tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến mức độ uy tín của chủ đầu tư trên thị trường, thâm niên hoạt động của doanh nghiệp, các dự án quảng cáo có được triển khai trên thực tế; kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án để xác định liệu chủ đầu tư đã được cơ quan chức năng cấp phép xây dựng, triển khai dự án đó hay chưa?

Nhà đầu tư có thể tham vấn ý kiến của luật sư, các chuyên gia về lĩnh vực này để hiểu rõ hơn về các giao dịch mình ký kết, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư an toàn và chính xác. Đồng thời, nhà đầu tư nên nói cho người thân, những người xung quanh về các dấu hiệu, rủi ro tiềm ẩn vì không thể tồn tại một hình thức đầu tư mang lại siêu lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn để hạn chế nhất những thiệt hại nếu không may đầu tư vào hình thức này.

Khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền trình báo để kịp thời bảo vệ tài sản của mình khi tham gia vào các bẫy đầu tư. Căn cứ Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Đối với những hành vi của các đối tượng là có động cơ, mục đích, ý thức chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân ngay từ đầu, việc chiếm đoạt tài sản thông qua chuỗi hành vi gian dối thì nhà đầu tư có thể tố cáo tới cơ quan công an để kịp thời điều tra làm rõ  và khởi tố các đối tượng này về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chi tiết xem tại: https://thanhnien.vn/van-de-va-giai-phap-lam-gi-de-tranh-mac-bay-dau-tu-185230924132508479.htm

Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho các đối tượng lừa đảo có nhiều thủ đoạn, chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi hơn, khi tiếp cận với từng nhóm đối tượng “con mồi” khác nhau sẽ có các “kịch bản” lừa khác nhau, chính vì vậy nhà đầu tư cần có kỹ năng và am hiểu về thị trường đầu tư này. Với những phân tích, chia sẻ do đội ngũ Luật sự tại BNSG LAW đưa ra mong rằng sẽ giúp bạn đọc nhìn nhận nhiều khía cạnh khác nhau về bẫy đầu tư. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết nếu có câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp xin hãy liên hệ theo số hotline: 0983.305.306 hoặc email: info@bnsglaw.com để được tư vấn miễn phí. Đội ngũ Luật sư của BNSG LAW sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất, chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call