Hiện nay, chỉ cần một phát ngôn gây sốc và một hành động thiếu suy tính là có thể gây ra bão mạng, tạo nên sự bất bình trong dư luật. Từ đây, những kẻ lợi dụng đã lập/tạo nhóm anti-fan nhằm mục đích tập chung dư luận để câu like cũng như tăng lượt theo dõi, tương tác để dễ bán hàng hoặc những lợi ích khác. Thành viên trong nhóm anti-fan thường có hai loại, thứ nhất thành viên thật sự muốn lên án, thứ hai chỉ tham gia theo trào lưu và hòa theo đám đông, bắt “trend” từ các nhóm này. Theo đó, những phát ngôn gây sốc hoặc hành động thiếu suy tính sẽ từ đó mà được châm ngòi và lan tỏa nhanh chóng trên không gian mạng.
Ranh giới giữa sự bất bình và xúc phạm
Khi một thông tin/phát ngôn gây sốc sẽ tạo nên sự bất bình trong xã hội, theo phản ứng/trào lưu mọi người sẽ tập chung bày tỏ quan điểm bất bình. Bên cạnh những quan điểm khen/chê thì kèm theo những quan điểm mang tính chất xúc phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính cá nhân/tổ chức phát ngôn. Mặc dù, có một số nguồn tin trên chưa qua xác minh, chỉ là thông tin bịa đặt, sai sự thật. Để thuận lợi trong việc bày tỏ quan điểm đồng tình hay phản đối, một số đối tượng đã lập nhiều nhóm anti – fan. Trong đó, có nhiều nội dung nói xấu, công kích, điều này có thể đồng loạt hủy hoại lợi ích kinh tế, danh tiếng và thậm chí “tấn công” hay “bức tử” ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của cá nhâ/tổ chức đó. Do đó, mọi người được quyền bày tỏ quan điểm có nhân, nhưng lưu ý việc tự do ngôn luận phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật cho phép, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
xem thêm: https://bnsglaw.com/https-bnsglaw-com-2003-2/
Quy định pháp luật điều chỉnh
Bên cạnh những quan điểm bày tỏ sự bất bình, thì có những anti-fan có quan điểm chứa nội dung xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc đưa ra các thông tin bịa đặt, sai sự thật ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân/tổ chức đó. Như vậy, hành vi trên là hành vi phạm Điều 16 Luật An ninh mạng quy định nghiêm cấm hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Theo đó, người vi phạm (lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân) có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng theo nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Trường hợp xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc bịa đặt, vu khống gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự về tội làm nhục người khác hoặc điều 156 Bộ luật Hình sự về tội vu khống. Tùy từng mức độ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm, mức phạt cao nhất đến 7 năm tù. Ngoài ra, những người có hành vi nêu trên còn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Qua bài viết trên là lời cảnh báo cho những cá nhân/tổ chức khi tham gia bày tỏ quan điểm bất bình phải lưu ý kiểm chứng những thông tin đăng tải mà mình tiếp nhận, đã được cơ quan tổ chức có thẩm quyền xác minh hay chưa. Mặt khác, khi đưa ra quan điểm phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật cho phép, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ Luật sự tại BNSG LAW. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết nếu có câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp xin hãy liên hệ theo số hotline: 0983.305.306 hoặc email: info@bnsglaw.com để được tư vấn miễn phí. Đội ngũ Luật sư của BNSG LAW sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất, chính xác nhất.
Xem thêm: https://tuoitre.vn/lap-hoi-anti-nhung-coi-chung-pham-luat-20230808154007463.htm