VỨT ĐẦU THUỐC LÁ HÚT DỞ XUỐNG ĐẤT, KHIẾN CÂY XĂNG BÙNG CHÁY GIỮ DỘI.

Vừa qua tại cây xăng trên đường Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn tỉnh Bình Định, đã xảy ra một vụ cháy lớn, nguyên nhân là do một khách hàng chạy xe máy vào cây xăng để đổ xăng. Trong lúc nhân viên đang đổ xăng, người khách này vứt đầu thuốc lá hút dở xuống đất, bắt hơi xăng khiến ngọn lửa bùng lên dữ dội. Rất may, vụ cháy không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, 3 trụ bơm xăng và 1 chiếc xe máy đã bị ngọn lửa thiêu rụi.

Hành vi vứt đầu thuốc gây cháy, nổ cây xăng sẽ bị xử lý như thế nào?

                                                                                        Ảnh nguồn báo tuổi trẻ

Theo quy định tại khoản 1 điều 12 thông tư 15/2020/TT-BCT ngày 30-6-2020 của Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu, quy định: “Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.

Căn cứ theo quy dịnh trên, tại cây xăng sẽ luôn có biển cấm hút thuốc lá, cấm lửa ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc. Do đó, mọi người vào mua xăng mặc nhiên buộc phải hiểu xăng, dầu không thể tiếp xúc với mọi nguồn lửa. Chính vì vậy, hút thuốc hay sử dụng nguồn lửa tại cây xăng là hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Như vậy, hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy tùy thuộc vào tính chất mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Khung hình phạt tù thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm, cao nhất là 12 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, tùy thuộc vào hậu quả của sự việc.

Xem thêm: https://bnsglaw.com/https-bnsglaw-com-2003-2/

Một số lưu ý khi đi đổ xăng

  1. Không sử dụng điện thoại khi đổ xăng: lý do là điện thoại đều có chế độ rung, chế độ rung này sử dụng 1 động cơ điện 1 chiều có chổi than tuy rất nhỏ nhưng có thể phát ra tia lửa, trong trường hợp môi trường có nồng độ xăng cao thì có thể gây cháy nổ. (Hành vi sử dụng điện thoại di động khi đổ xăng có thể bị phạt tiền với mức từ 2 đến 5 triệu đồng, quy định tại Nghị định 52/2012/NĐ-CP. Gây cháy nổ tùy tính chất mức độ có thể bị khởi tố hình sự)
  2. Không hút thuốc khi đổ xăng: nhiều khách hàng khi vào trạm xăng đổ xăng thường có thói quen là hút thuốc hoặc vứt đầu thuốc xuống đất điều này rất nguy hiểm. Hơi xăng nếu bị rò rỉ có thể làm bùng lên ngọn lửa và gây cháy nổ trong nháy mắt đó.
  3. Không tạo nguồn tích điện khi đổ xăng: Không sử dụng đồ dùng mag điện tích, tuy không có hại trực tiếp đến cơ thể, song điện tích xuất hiện tại nơi bơm xăng có thể gây ra cả tấn thảm kịch.
  4. Không nổ máy khi đang đổ xăng: khi xe nổ máy thì điện năng vẫn còn hoạt động, hơn nữa xăng có tính chất bén nhạy rất cao, cho nên nếu chỉ một tia điện rất nhỏ bằng cách này hay cách khác bén vào thì hậu quả khó lường được.

Qua bài viết trên mọi người khi đi đổ xăng cần tuân theo những quy định về phòng cháy chữa cháy cũng như tham khảo một số lưu ý nêu trên. Để tránh trường hợp phải chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ Luật sự tại BNSG LAW. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết nếu có câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp xin hãy liên hệ theo số hotline: 0983.305.306 hoặc email: info@bnsglaw.com để được tư vấn miễn phí. Đội ngũ Luật sư của BNSG LAW sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất, chính xác nhất.

xem thêm:https://tuoitre.vn/khach-vat-dau-thuoc-la-cay-xang-bung-chay-du-doi-20230616102445266.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call