Vừa qua Bản tin thời sự của HTV ngày 23/9/2023 đã đưa tin về chủ đề “Nợ đọng thuế: nguyên nhân và giải pháp”. Luật sư Trần Thị Hằng – BNSG Law đã có nhưng phân tích đánh giá pháp lý về tình trạng này. BNSG Law tóm lược những nội dung chính của bản tin theo nội dung sau đây.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ thuế nội địa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ thuế nội địa. Về nguyên nhân chủ quan, các cục thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa quyết liệt thực hiện triệt để các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế dẫn tới nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng để chiếm dụng thuế của nhà nước. Về nguyên nhân khách quan, ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn đang tác động xấu tới nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đang nỗ lực khôi phục sản xuất kinh doanh nhưng những khó khăn về nguồn vốn và người lao động đã gián tiếp làm gia tăng tình trạng nợ xấu về thuế. Bên cạnh đó, một số người nộp thuế thuộc ngành nghề được gia hạn nộp thuế chưa nộp giấy đề nghị gia hạn nộp thuế theo Nghị định 12/2023/NĐ-CP nên vẫn theo dõi nợ thuế làm tổng số nợ thuế tăng lên.
Tăng cường giải pháp nâng cao chất lượng thu hồi nợ thuế nội địa
Theo Ls. Trần Thị Hằng – Công ty Luật TNHH MTV Bến Nghé – Sài Gòn – Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh: Các cơ quan chức năng ở cần phải phối hợp để mà tăng cường giám sát và đảm bảo rằng các cái doanh nghiệp này phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp những cái doanh nghiệp nào khó khăn thì phải có văn bản hướng dẫn và thực hiện để đảm bảo rằng là có sự công bằng trong cái việc truy thu thuế.
Về mức xử phạt với hành vi nợ thuế nội địa, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là lên đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra thì còn có thể bị áp dụng pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp mà doanh nghiệp ở bị xử lý và hình sự sẽ căn cứ theo ở Điều 200 của bộ luật hình sự 2015 đối với cái hành vi trốn thuế đối với pháp nhân thương mại thì có thể bị phạt tiền lên đến là 10.000.000.000 đồng. Ngoài ra thì còn có thể bị ở cấm hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực cụ thể, cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm hoặc là tạm đình chỉ hoạt động ở trong trường hợp nghiêm trọng thì còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Giải quyết tình trạng nợ động thuế không chỉ góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách mà còn đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật. Đặc biệt tạo sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, với những phân tích, chia sẻ do đội ngũ Luật sự tại BNSG LAW đưa ra mong rằng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc tới vấn đề nợ thuế nội địa. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết nếu có câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp xin hãy liên hệ theo số hotline: 0983.305.306 hoặc email: info@bnsglaw.com để được tư vấn miễn phí. Đội ngũ Luật sư của BNSG LAW sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất, chính xác nhất.
Chi tiết Bản tin HTV ngày 23/9/2023