Hậu quả khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Tình huống pháp lý:

Ngày nay xuất hiện nhiều trường hợp Người sử dụng lao động tự ý đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động. Vậy Người lao động cần ứng xử như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho mình và trách nhiệm của Người sử dụng lao động đối với Người lao động như thế nào. Hãy cùng BNSG Law tìm kiếm câu trả lời cho chủ đề này.

Hình ảnh minh hoạ về chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Có nhiều trường hợp Người lao động (NLĐ) bị Người sử dụng lao động (NSDLĐ) chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) không có căn cứ pháp luật và hứa hẹn về việc giải quyết hậu quả của việc chấm dứt HĐLĐ nhưng thực tế không tiến hành.

Ngoài ra, xuất phát từ nhiều nguyên nhân dẫn đến việc NSDLĐ không tiến hành giải quyết quyền lợi của NLĐ như tựu chung lại đều xuất phát từ nguyên nhân ý thức bảo vệ quyền lợi của chính NLĐ chưa cao, đặc biệt là chưa am hiểu nội dung của quy định pháp luật về lao động. Để bảo vệ quyền lợi cho chính mình, NLĐ cần tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề này, chi tiết sẽ được BNSG Law đề cập dưới đây.

2. Hậu quả pháp lý khi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:

Pháp luật lao động không chỉ bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ. Bộ luật Lao động đã quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ khi thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền lợi của NLĐ. Có 03 trường hợp có thể xảy ra và NSDLĐ phải có nghĩa vụ đối với NLĐ tương ứng với các trường hợp trên được quy định tại Điều 41 BLLĐ 2019.

Trường hợp 1: NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc bình thường theo đúng quy định trong HĐLĐ đã giao kết trước đó. Đồng thời NSDLĐ còn phải thực hiện các nghĩa vụ luên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian NLĐ không được làm việc. Bên cạnh đó, NLĐ còn được nhận một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Trường hợp 2: NLĐ có quyền không tiếp tục làm việc thì NSDLĐ phải trả các khoảng tiền nêu tại trường hợp 1 và trợ cấp thôi việc.

Trường hợp 3: NSDLĐ có quyền không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc thì NLĐ được nhận các khoảng tiền nêu tại trường hợp 1 và trợ cấp thôi việc. NLĐ được nhận khoản tiền bồi thường thêm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ, mức cụ thể do các bên thương lượng.

Hình ảnh minh hoạ về Chấm dứt HĐLĐ

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2019 quy định NLSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải hoàn thành các nghĩa vụ về tiền lương, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.

Như vậy, việc chấm dứt HĐLĐ đặt ra trách nhiệm pháp lý của bên vi phạm hợp đồng, do đó trước khi chấm dứt HĐLĐ đòi hỏi cả NSDLĐ và NLĐ phải tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động nói chung và quy định tại HĐLĐ nói riêng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên trong quan hệ lao động.

Nếu bạn đang trong trường hợp bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì hãy liên hệ ngay với BNSG Law để được tư vấn pháp luật kịp thời, chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call