Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp- Điểm sáng dẫn đường cho các doanh nghiệp

Ngày 05/3/2023 vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2023.

Một số ý kiến của Luật sư Hãng Luật Bến Nghé Sài Gòn về những quy định tại nghị định 08/2023/NĐ-CP đối với tác động đến doanh nghiệp phát hành và giải pháp giúp các doanh nghiệp phát triển.

Xem lại điểm mới của nghị định 08/2023/NĐ-CP tại:  https://bnsglaw.com/nghi-dinh-08-2023-nd-cp-sua-doi-bo-sung-mot-so-quy-dinh-ve-viec-chao-ban-trai-phieu-doanh-nghiep/

1.Đánh giá, nhìn nhận về việc thay đổi ký hạn, hoán đổi trái phiếu trong các quy định tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP

a) Định nghĩa về việc thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu. Thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu là kỳ hạn trái phiếu cũng như loại trái phiếu được phát hành bị thay đổi không giống như thời điểm doanh nghiệp cam kết khi phát hành chào bán. Ảnh hưởng của việc này đối với:

  • Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Tình hình thực tế hiện nay thì nhiều doanh nghiệp đang chậm thanh toán và đi đến mất khả năng thanh toán cho các trái chủ của mình. Như vậy nếu điều khoản này được thông qua thì sẽ kéo dài thời hạn giaỉ quyết của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thời gian để ổn định cơ cấu sản xuất, vực dậy mô hình kinh doanh và thanh toán cho các trái chủ của mình
  • Nhà đầu tư trái phiếu: Thời hạn phát hành trái phiếu kéo dài hơn, doanh nghiệp có thêm thời gian để kinh doanh sản xuất, tạo điều kiện để họ có thể nhanh chóng lấy lại số tiền đầu tư của mình.
  • Tuy nhiên: Những doanh nghiệp đang mất dần khả năng thanh toán với những món nợ “ khổng lồ và mô hình kinh doanh thất bại khi khi cho thêm thời gian mà không có bất cứ quy định nào ràng buộc thêm trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ khiến họ dửng dưng, và không thực sự muốn giải quyết triệt để vấn đề mà chỉ kéo dài thời gian gây mất quyền lợi của nhà đầu tư.

2. Việc các quy định mới quy định tại nghị định 08/2023 NĐ -CP cho phép thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu có tạo tiền lệ để các doanh nghiệp bán giấy lấy tiền hay không?

  • Thực chất của việc phát hành trái phiếu là doanh nghiệp đang vay tiền của nhà đầu tư để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh của mình chứ không phải giao dịch mua bán.
  • Hầu hết các Doanh nghiệp khi tham gia phát hành trái phiếu đều mong muốn mình phát triển hơn, vì vậy khi có vốn doanh nghiệp sẽ cố gắng mở rộng công ty cũng như quy mô sản xuất.
  • Tuy nhiên, một số ít doanh nghiệp có khuynh hướng phát triển không bền vững, không muốn tạo ra giá trị mà chỉ muốn hướng tới lợi ích trước mắt dựng lên những công ty ma, dự án ảo,thuê đội ngũ pr mkt rầm rộ để dụ dỗ, đánh lừa nhà đầu tư thì quy định trong dự thảo sửa đổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm này.

3.  Với đề xuất cho phép doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu thỏa thuận về việc chuyển đổi khoản thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn thành khoản vay hoặc tài sản khác. Liệu đây có phải nút thắt tháo gỡ cho doanh nghiệp phát hành hay không?

Đây chỉ là giải pháp tạm thời. Việc thoả thuận về việc thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn vay hoặc tài sản khác sẽ giải quyết trước mắt vấn đề chậm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thanh toán bằng tài sản khác ngoài tiền thì có đảm bảo giá trị tài sản đó so với khoản tiền thanh toán hay không. Vì hiện nay, vấn đề thẩm định giá tài sản không thể nào đảm bảo được giá trị của loại tài sản đó trong thời gian dài cũng như không thể nào có mệnh giá cụ thể chi tiết như tiền. Việc đổi loại tài sản thanh toán khác vô tình rút ngắn khoảng cách cho 1 số doanh nghiệp đi đến bước lợi dụng lòng tin của NDT để bán mớ giấy lộn. Nên chúng ta phải có quy định rõ ràng cụ thể về loại TS được trao đổi, áp dụng trong TH nào,…

Nút thắt tháo gỡ quan trọng và cốt yếu nhất cho doanh nghiệp đến từ việc ổn định mô hình sản xuất kinh doanh phát triển doanh nghiệp như đúng ban đầu doanh nghiệp cam kết, đây mới chính là biện pháp tốt và hữu hiệu nhất để xây dựng lòng tin trong lòng mọi người, xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

4. Trách nhiệm của các bên trong việc tháo gỡ khó khăn trong dòng tiền của doanh nghiệp, ổn định nền kinh tế là gì?

Trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất đến từ phía TCPH. Việc quản lý chưa tốt dòng tiền dẫn đến việc dòng tiền của nhà đầu tư sai mục đích ban đầu. Mặt khác việc thực thi không tốt các dự áb “ Bức tranh” mà TCPH vẽ ra ban đầu khác xa với thực tế cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc TCPH mất khả năng thanh toán.

a) Giải pháp đặt ra đối với tổ chức phát hành là:

  • Thực hiện đúng các thoả thuận đã cam kết với nhà đầu tư
  • Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, dòng tiền rõ ràng, minh bạch.
  • Có trách nhiệm đối với nhà đầu tư.
  • Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc phát hành trái phiếu.

b) Nhà đầu tư:

  • Các nhà đầu tư trước khi “rót” tiền đầu tư thì nên tìm hiểu kỹ về doAnh nghiệp phát hành trái phiếu. Không nghe theo lời dụ dỗ của các tổ cức môi giới thiếu uy tín.
  • Sàng lọc thông tin kỹ càng để tránh việc nhận về tin thất thiệt, nhiễu loạn quyết định đầu tư của mình.

c) Chính sách & pháp luật:

  • Cần có những quy định pháp luật chặt chẽ hơn quy định về việc phát hành trái phiếu: Hồ sơ, biện pháp đăng ký tài sản bảo đảm (trái phiếu có tài sản bảo đảm” để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
  • Có thêm một số quy định để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp muốn “vực dậy” trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh không tốt dẫn đến chậm thanh toán. Các quy định này phải chặt chẽ để tránh việc tổ chức phát hành lợi dụng “lỗ hỏng” của pháp luật để trục lợi bất chính từ nhà đầu tư.
  • Cấn có những chế tài mạnh hơn nữa cho những tổ chức phát hành cố tình để xảy ra sai sót vi phạm trong việc phát hành cũng như vi phạm cam kết nghĩa vụ của Nhà Đầu tư
  • Nhà nước nên có nhiều chính sách hỗ trợ tổ chức phát hành tái cơ cấu doanh nghiệp trong trường hợp mô hình kinh doanh, doanh nghiệp thất bại.

Trao đổi của Luật sư Phạm Hoài Nam về những điểm mới của nghị định 08/2023/NĐ-CP:  https://youtu.be/zFpC3qXYRHM 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call