Tọa đàm Pháp luật: Từ vụ nhảy sexy ở Hạ Long

Cùng bàn về “Phản cảm” và “Thuần phong mỹ tục” Việt Nam

Vừa qua, trên các trang mạng xã hội tràn lan các đoạn video clip về các chàng trai, cô gái được gọi là Dancer, ăn mặc hở hang, nhảy nhót “sexy” theo nhạc trên các bục ở một bãi biển, thu hút rất nhiều người xem trực tiếp xung quanh, trong đó có cả những em nhỏ. Khi tìm kiếm từ khoá “Sexy dance” có thể tìm được khoảng 5 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,29s với các chủ đề và hình ảnh gây phản cảm người xem nhưng có lượng người truy cập rất lớn cho thấy đây vẫn đang là một trong những chủ đề gây rất nhiều tranh cãi về “Thuần phong mỹ tục” tại nước ta. Để nhìn nhận rõ hơn về chủ đề này, bạn đọc hãy cùng BNSG Law tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Nhìn nhận dưới nhiều góc độ

Dưới góc độ du lịch, đây là một trong những giải pháp kích cầu du lịch rất thực tế trên thế giới được du nhập vào Việt Nam thông qua các sự kiện quốc tế, truyền hình, mạng xã hội trong thời gian vừa qua và đã nhanh chóng được biến đổi, áp dụng nhằm mục đích nâng cao trải nhiệm du lịch cho du khách sau khi trải qua 2 năm chống dịch. Tuy nhiên dưới góc độ văn hoá, xã hội, khi vũ công nhảy tại các bãi biển thường ở độ tuổi 18-25 tuổi, mặc bikini nhảy trên các bục được đặt so le nhau tạo thành điểm đến thu hút đa dạng khách du lịch từ người ngoại quốc, người già, trẻ em,… sẽ có những ảnh hưởng tới những đối tượng đó. Vì vậy cần phải tìm ra cách xây dựng mô hình du lịch hiện đại nhưng vẫn phải đáp ứng phù hợp với thuần phong mỹ tục mà ông cha ta luôn gìn giữ từ bao đời nay.

Hình ảnh toạ đàm: Từ vụ nhảy sexy ở Hạ Long

Cần phân định rõ “phản cảm” và “trái thuần phong mỹ tục”

Theo LS. Phạm Hoài Nam – Luật sư điều hành BNSG Law cho biết tuỳ vào từng môi trường, xã hội và quy ước chung của con người trong xã hội đó mới có được quy chuẩn đúng nhất về “Phản cảm” và “Thuần phong mỹ tục”. “Thuần phong mỹ tục” có thể hiểu là bao gồm các phong tục, tập quán, lối sống văn minh, những điều tốt đẹp ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và quy ước chuẩn mực trong một khoảng tời gian dài. Khác với “Thuần phong mỹ tục”,  “Phản cảm” xuất phát từ một hay nhiều cá nhân trong 1 khoảng thời gian ngắn gây ra cái nhìn tiêu cực, làm cho người khác cảm thấy khó chịu, thường sẽ nói tới ăn mặc, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ,…

“Phản cảm” và “Thuần phong mỹ tục” là hai khái niệm đã có từ lâu, không có nội hàm rõ ràng nhưng đang bị xã hội lạm dụng để điều chỉnh chính nó dẫn tới không thể tìm ra được ranh giới rõ ràng nhất ở hai khái niệm này. Vì vậy, các nhà làm luật và quản lý văn hoá cần có những nghiên cứu, phân định rõ ràng về hành lang và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như được sự đồng thuận của xã hội.

Xem chi tiết video Toạ đàm tại: https://s.net.vn/EBQ9

Xử phạt về hành vi đăng tải hoặc chia sẻ videos clip có nội dung phản cảm

Đối với những người đăng tải hoặc chia sẽ những videos clip có nội dung phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm thì cá nhân đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Hình ảnh minh hoạ: Nhảy sexy

Về xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định thì các hành vi vi phạm sẽ bị phạt từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm đã đăng tải, chia sẻ. Ngoài ra, căn cứ khoản 3 điều 13 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định hành vi vi phạm về lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội sẽ bị phạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng và biện pháp khắc phục hậu quả.

Về xử lý hình sự: Nếu hành vi có đủ những dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cá nhân đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Quy định theo Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể còn phải chấp hành thêm hình phạt tiền, cấm làm công việc nhất định. Các hình thức xử phạt căn cứ thực tế trong mức độ liên quan của tính chất công việc. Đảm bảo bảo vệ các quyền cơ bản cũng như lợi ích hợp pháp của người khác.

Xem thêm bài viết: CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH MẮC BẪY ĐẦU TƯ

Một số kiến nghị, đề xuất từ vụ việc vừa qua

Khoản 4 điều 3 nghị định 144/2020 có quy định rõ về cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn khi sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội. Tuy nhiên, cần bổ sung làm rõ thêm khái niệm thuần phong, mỹ tục để có cách hiểu thống nhất và xử lý tốt nhất.

Các hoạt động ở quán bar như vậy cần có quy định độ tuổi bao nhiêu, đối tượng khách là ai, thời gian hoạt động ra sao, khi tham gia cấm quay chụp hình? Đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng rà soát, bổ sung thêm các văn bản quy định xử phạt về những hành vi đăng tải, phát tán videos clip có nội dung phản cảm, trái thuần phong mỹ tục như trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call