NGHI NGỜ CUỘC GỌI LỪA ĐẢO CHUYỂN HƯỚNG GỌI ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG CỦA BỘ CÔNG AN, BỊ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG

 

Hiện nay, có rất nhiều cuộc gọi giả danh nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: giả danh Cơ quan công an, Viện kiểm sát, ngân hàng, tổng đài viên…Những đối tượng này hoạt động càng ngày càng tinh vi và phức tạp. Do vậy, người dân rất lo ngại về vấn đề này, nên khi nhận được cuộc gọi  nhiều người cảm thấy lo lắng, nghi ngờ là cuộc gọi lừa đảo nên đã chuyển hướng cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thường xuyên, thông suốt của đường dây nóng Bộ Công an. Quy định pháp luật về những trường hợp người dân được gọi trực tiếp đến đường dây nóng của Bộ Công an, những cuộc gọi chuyển tới đường dây nóng không theo quy định sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng BNSG Law tìm hiểu nhé.

( Ảnh minh họa:Internet)
  1. Quy định pháp luật về những trường hợp người dân được gọi trực tiếp đến đường dây nóng của Bộ Công an.

( Ảnh minh họa:Internet)

Đường dây điện thoại nóng được đặt tại Thanh tra Bộ Công an, trước đó Bộ Công an đã ra thông báo về đường dây nóng, theo Khoản 1, Điều 1, Chương I, Quy chế quản lý, sử dụng đường dây điện thoại nóng và việc tiếp nhận, xử lý tin phản ánh tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ công an. Theo quy chế trên thì đường dây nóng của Bộ Công an nhằm phục vụ việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh những tiêu cực, tham nhũng của lực lượng công an. Do đó, người dân chỉ được gọi khi cảm thấy bị cán bộ làm phiền hoặc gây khó dễ.

Xem thêm: https://bnsglaw.com/khoi-to-tran-qui-thanh-cung-02-con-gai/

  2. Những cuộc gọi chuyển tới đường dây nóng không theo quy định sẽ bị xử lý như thế nào?

Những cuộc gọi chuyển đến đường dây nóng không theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e, khoản 3, Điều 102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử và Nghị định 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi một số điều Nghị định 15/2020/NĐ-CP về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý theo quy định của pháp luật”.

( Ảnh minh họa:Internet)

Căn cứ theo quy định trên, thì mức xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7.500.000 đồng đối với hành vi nêu trên. Ngoài ra, còn yêu cầu khắc phục gỡ bỏ việc chuyển cuộc gọi từ số điện thoại cá nhân đến số đường dây điện thoại nóng Bộ Công an. Theo đó, để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên, thông suốt của đường dây nóng Bộ Công an, mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tuyệt đối không được gọi điện quấy rối, trêu đùa, nhá máy, chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an nói chung và các đường dây nóng khác nói riêng.

Xem thêm: https://bnsglaw.com/https-bnsglaw-com-canh-giac-thu-doan-lua-dao-gia-danh-luc-luong-pccc-de-ban-tai-lieu-chiem-doat-tai-san/

 3. Cách xử lý khi nhận được cuộc gọi giả danh lừa đảo.

( Ảnh minh họa:Internet)

Người dân cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi tự xưng là Cơ quan công an, Viện kiểm sát, ngân hàng, tổng đài viên…

Cần tỉnh táo, cảnh giác trước các giọng điệu đe dọa, bình tĩnh để xem xét việc đe dọa này có căn cứ hay không. Ngay khi có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất.

Người dân cần chú ý tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.

Xem thêm: https://tuoitre.vn/xu-ly-nghiem-nhung-nguoi-chuyen-cuoc-goi-den-duong-day-nong-cua-bo-cong-an-20230308161542816.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call