CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO, GIẢ DANH LỰC LƯỢNG PCCC ĐỂ BÁN TÀI LIỆU, CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO, GIẢ DANH LỰC LƯỢNG PCCC ĐỂ BÁN TÀI LIỆU, CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

( Ảnh minh họa:Internet)

Hiện nay tình hình về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, nhất là sử dụng công nghệ cao để gây án, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và đời sống nhân dân. Trong đó, các đối tượng sử dụng thủ đoạn giả danh người có chức vụ, quyền hạn để lừa đảo, nhất là giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để thực hiện hành vi phạm tội, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần tuyên truyền, thông báo phương thức thủ đoạn của loại tội phạm này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xêm thêm: https://bnsglaw.com/https-bnsglaw-com-lap-24-tai-khoan-thao-tung-co-phieu-1-ca-nhan-bi-phat-hon-nua-ty-dong/

  • Quy định của pháp luật về việc xử lý đối với hành vi giả danh lực lượng PCCC để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Việc giả danh lực lượng Cảnh sát PCCC bao gồm giả danh Cảnh sát nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản và giả danh Cảnh sát không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

( Ảnh minh họa:Internet)

 

  1. Đối với hành vi giả danh Cảnh sát PCCC không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Về mặt hành chính: người có hành vi giả danh lực lượng Cảnh sát không nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung hoặc/và các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với hành vi phạm tội. Điều này được quy định cụ thể trong Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Về mặt hình sự: hành vi này có thể cấu thành Tội Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Xem thêm: https://bnsglaw.com/https-bnsglaw-com-nhung-no-luc-cuaan-thu-duc-house/

  1. Đối với hành vi giả danh Cảnh sát PCCC nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Về mặt hành chính: người phạm tội có thể bị Phạt tiền cao nhất đến 5.000.000 đồng tuỳ theo thủ đoạn và hình thức mà người phạm tội thực hiện hành vi theo NĐ 144/2021/NĐ-CP.

( Ảnh minh họa:Internet)

Về mặt hình sự: hành vi giả danh Cảnh sát nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý hình sự với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

  • Một số lưu ý phòng tránh

Để hạn chế loại tội phạm này mỗi người dân cần có thái độ cảnh giác, đặc biệt khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại.

( Ảnh minh họa:Internet)

Người dân cần chú ý tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định. Lực lượng chức năng, nhất là lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng. Người dân phải thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội; không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân liên quan, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết. Đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, nhất là loại chuyển tiền qua Internet banking, Mobile banking, tùy theo từng vụ án cụ thể, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt sẽ rất khó khăn. Do đó, trường hợp nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cơ quan Công an nơi gần nhất để tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Xem thêm: https://bnsglaw.com/https-bnsglaw-com-nhung-no-luc-cua-luat-su-khi-tham-gia-bao-ve-cho-cac-bi-hai-trong-vu-an-lua-dao-chiem-doat-tai-san-lien-quan-den-cong-ty-raon-va-cong-ty-khanh-asset/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call