Khởi kiện chồng cũ vì con không cùng huyết thống

Tình huống pháp lý:

Ly hôn với chồng cũ được 1 năm, người phụ nữ tại Đắk Lắk phát hiện con trai không chung huyết thống với chồng cũ mà là con của mình với người chồng mới nên đã khởi kiện đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm, hủy quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa bà và chồng cũ để Tòa công nhận lại cha cho con mình.

Cụ thể theo hồ sơ vụ việc thì năm 2007, bà A và ông B tự nguyện đăng ký kết hôn. Lần lượt, có hai con vào năm 2007 và 2016, đã được đăng ký khai sinh theo họ ông B. Tới năm 2020, hai người ly hôn, đã có bản án của Tòa. Tới năm 2021, bà A kết hôn với chồng mới là ông C, tại thời điểm này bà nghi ngờ người con trai thứ hai (lúc đó 5 tuổi) không phải là con chung của mình với chồng cũ mà là con của mình với chồng mới nên đã làm xét nghiệm ADN với người chồng mới. Kết quả xét nghiệm ADN ngày 30-6-2021 của Hội đồng khoa học trung tâm công nghệ di truyền Việt Nam cho thấy, con trai thứ hai của bà và người chồng mới có quan hệ huyết thống cha – con với tần suất hơn 99,9%. Qua các tài liệu liên quan, Hội đồng xét xử tuyên xác định ông C và con trai bà A có quan hệ huyết thống cha con.

Link bài báo: https://dantri.com.vn/xa-hoi/nguoi-phu-nu-khoi-kien-do-con-khong-cung-huyet-thong-voi-chong-cu-20240228154503987.htm

Vậy, pháp luật có những quy định như thế nào liên quan đến tình huống này? Chế tài áp dụng như thế nào trong trường hợp có con riêng với người khác trong thời kỳ hôn nhân? Hãy cùng BNSG Law tìm hiểu rõ hơn về tình huống pháp lý này.

  1. Việc xác định cha mẹ cho con được pháp luật quy định như thế nào?

Hình ảnh minh hoạ

Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc xác định con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân hoặc con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày ly hôn thì vẫn được coi là con chung của vợ chồng ngay cả trong trường hợp người vợ ngoại tình dẫn đến mang thai.

 

Nếu người chồng không thừa nhận con thì phải đưa ra được chứng cứ và phải được Tòa án giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Còn về phía người tình của vợ, nếu muốn nhận con thì phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để đề nghị Tòa xác định quan hệ cha cho con.

Xem thêm bài viết: Bỏ quy định khung giá đất – điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi

Sau khi bản án của Tòa có hiệu lực, các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con có liên quan có thể liên hệ với cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

  1. Pháp luật có quy định như thế nào đối với trường hợp chưa ly hôn mà có con với người khác?

Pháp luật về hôn nhân gia đình, cụ thể là Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành nêu rõ, nghiêm cấm các hành vi người chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đã có vợ, có chồng và ngược lại, người đã có vợ, có chồng cũng không được chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác.

Vậy chung sống như vợ chồng được hiểu như thế nào?

Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 năm 2001, chung sống như vợ chồng được hiểu là là người có vợ hoặc có chồng sống với người khác được hiểu là chung sống một cách công khai hoặc không công khai nhưng sinh hoạt như một gia đình; Có con chung;.. Do vậy, việc có con riêng khi chưa ly hôn là một trong các minh chứng cho việc chung sống với nhau như vợ chồng.

Hình ảnh minh hoạ vợ chồng ngoại tình – hôn nhân tan vỡ

Theo đó, nếu vi phạm thì người vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 03-05 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” với khung hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm cho tới phạt tù từ 06 tháng – 03 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại về tinh thần do bị tổn thương tâm lý, danh dự, uy tín.

Qua đó có thể thấy, pháp luật đã có những quy định xử lý đối với hành vi có con riêng trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên cũng cần phải xây dựng quy định chặt chẽ hơn đối với trường hợp cha hoặc mẹ có con riêng trong thời kỳ hôn nhân. Sự việc xảy ra như trên đã để lại tâm lý hụt hẫng, mất niềm tin về hôn nhân đối với không ít người trẻ cũng cho toàn xã hội khi còn trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân gây ra những thiệt hại về tinh thần, tổn thương tâm lý cho người trong cuộc cũng như gây ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức, xã hội như vậy. Do đó, các cặp vợ chồng cần tuân thủ chế độ một vợ một chồng, tuân thủ quy định pháp luật về hôn nhân gia đình để tránh việc vi phạm pháp luật dẫn đến trường hợp bị áp dụng các chế tài theo luật định cũng như ảnh hưởng đến tâm lý chung của xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call