Chiêu trò “lừa đảo” khi đi thuê lại nhà, hàng trăm người mất tiền oan.

Trước khi sở hữu cho mình một căn nhà cho riêng mình thì giải pháp tối ưu được mọi người lựa chọn là để có một nơi ở thuê nhà, phòng trọ. Đây  là mối quan tâm của nhiều sinh viên, người lao động khi sống và học tập tại các thành phố lớn. Lợi dụng nhu cầu đó, nhiều mánh khóe đã được kẻ xấu vẽ ra để lừa lọc người thuê. Đặc biệt hiện nay, phổ biến nhất là hình thức cho thuê lại phòng nhưng lại lừa đảo trá hình.

1. Cho thuê lại là gì?

  • Cho thuê lại được hiểu là việc cho người đi thuê cho người khác thuê lại và được sự đồng ý của người cho thuê.
  • Như vậy việc cho thuê lại nhà được hiểu là người đi thuê nhà cho người khác thuê nhà nếu được sự đồng ý của người cho thuê.
  • Ví dụ: A cho B thuê nhà. B thông báo với A về việc không ở nữa mà muốn cho C thuê lại. A đồng ý thì B và C sẽ ký kết hợp đồng thuê nhà.

2. Pháp luật điều chỉnh như thế nào?

  • Theo quy định tại điều 475 Bộ Luật dân sự  2015 thì Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.
  • Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được cho thuê lại nếu bên cho đồng ý.
  • Quy định cụ thể tại Luật Nhà ở 2014 đối với một số trường hợp không được phép cho thuê lại nhà ở như sau:

a) Nhà ở xã hội. Theo quy định tại khoản 3 điều 62 Luật nhà ở 2014 thì “Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.”

b) Nhà ở mà nhà nước là chủ sở hữu.

a) Nhà ở công vụ

3. Những chiêu trò lừa đảo phổ biến.

  • Chủ nhà cho thuê phòng giá rẻ, nhưng lại bắt đặt cọc một khoản lớn,  mới cho người thuê dọn vào ở.
  • Một số đối tượng tận dụng những căn phòng trống, vắng chủ, đăng tin rao cho thuê giá rẻ rồi dẫn khách đi xem, nhưng lấy lý do khách đang thuê đi vắng không vào xem được. Sau đó, yêu cầu khách đặt cọc một khoản tiền nhỏ, thường dưới 500.000 đồng giữ chỗ. Khách hàng thấy tiền đặt cọc không cao, phòng trọ đẹp nên thường đồng ý, đến thời gian hẹn đàm phán thuê nhà khách liên hệ lại thì số điện thoại không liên hệ được.
  • Sau khi nhận tiền đặt cọc, chủ nhà tăng giá hoặc bổ sung thêm một loạt phí khi thuê nhà khiến khách hàng buộc phải “bỏ của chạy lấy người”, mất oan tiền cọc.
  • Điều khoản hợp đồng với nội dung mập mờ “bên cho thuê thỏa thuận giữ phòng cho bên thuê khi có phòng trống”. Khi đó, chủ nhà sẽ tự quyết việc giao phòng cho người thuê vào thời điểm nào, bất chấp khách thuê đã đặt cọc giữ chỗ. Nếu đến ngày hẹn bên thuê nói chưa có phòng trống, khách vẫn phải đợi, hoặc phải chịu mất luôn tiền cọc

Lưu ý: Ngoài những chiêu trò trên thì hiện nay khá phổ biến việc bên cho thuê lại nhà giao kết với chủ nhà thời hạn ngắn, sắp hết thời hạn mà không tiếp tục gia hạn nhưng cho thuê lại với thời gian dài và bắt đóng tiền trước khoảng thời gian dài rồi sau đó nhận tiền rồi không liên lạc được.

4. Cách phòng tránh

  • Nếu tiền thuê phòng trọ lớn, người thuê cần tìm hiểu thông tin để chắc chắn gặp đúng chủ nhà. Chỉ đặt cọc giữ chỗ khi có thỏa thuận biên nhận rõ ràng, tuyệt đối không đặt cọc nếu nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo. Ưu tiên những phòng chính chủ cho thuê. Cách để xác định có phải chính chủ hay không thì có thể yêu cầu người cho thuê cho xem giấy tờ pháp lý của căn nhà, phòng,..
  • Khi đặt cọc phải yêu cầu chủ trọ ghi rõ ràng và chi tiết những thỏa thuận về tiền phòng, chi phí hàng tháng để làm bằng chứng. Lưu ý giấy đặt cọc phải có chữ ký của cả hai bên.
  • Trong trường hợp không phải chính chủ cho thuê thì phải đảm bảo thời hạn giữa bên trực tiếp cho mình thuê và bên cho thuê phòng trước đó lớn hơn thời hạn mà mình thuê lại phòng.
  • Rà soát kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi đặt bút ký hợp đồng.

Bạn có thể liên hệ với BNSG LAWFIRM để được soạn thảo hợp đồng cũng như rà soát hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhất với chi phí vô cùng hợp lý.

Liên hệ trực tiếp qua SĐT: 0983.305.306

Địa chỉ hòm thư điện tử   : Bnsg.law@gmail.com

Địa chỉ website    https://bnsglaw.com/ 

Bạo lực gia đình có phải là vấn đề đáng báo động?

Mua bán đất bằng giấy viết tay. 

        Ảnh chụp màn hình có được xem là chứng cứ hợp pháp trong một vụ án dân sự?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call