DANH DỰ ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU?

Trong kết luận điều tra vụ bà Nguyễn Phương Hằng, cơ quan điều tra xác định vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên yêu cầu bà Hằng bồi thường tổn thất về vật chất hơn 30,9 tỉ đồng, tổn thất về tinh thần 14,9 tỉ đồng (sau đó ca sĩ Thủy Tiên phủ nhận việc mình yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần 14,9 tỉ đồng). Vậy danh dự một người đáng giá bao nhiêu? Và mức bồi thiệt hại về tinh thần như thế nào?

1.Pháp luật hiện hành quy định về danh dự .

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.,”

Qua việc quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm ngay trong hiến pháp có thể thấy được pháp luật nước ta đề cao danh dự và việc bảo vệ danh dự của mỗi con người.

  • Khoản 1 điều 34 Bộ luật dân sự quy định “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”
    Mặt khác tại khoản 1 điều 25, Bộ luật dân sự khẳng định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thuộc nhóm “quyền nhân thân”, tức là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác). Vì đây là quyền nhân thân nên danh dự không trị giá được bằng tiền, không có giá như tài sản. Như vậy, về mặt pháp lý, nếu hỏi danh dự giá bao nhiêu là… không có ý nghĩa vì không thể định giá được.

2. bồi thường bao nhiêu khi danh dự bị xâm phạm.

Khi danh dự của một người bị xâm phạm, không phải danh dự được bồi thường, mà tổn thất do việc xâm phạm gây ra được bồi thường.

Mức bồi thường tổn thất về tinh thần được quy định tại điều 592 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

  • Thứ nhất: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thứ hai: Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thứ ba: Thiệt hại khác do luật quy định
    Sô tiền cụ thể do các bên tự thỏa thuận và mức thỏa thuận này không bị pháp luật giới hạn. Tuy nhiên trên thực tế các bên rất khó ngồi vào bàn để đàm phán và lúc này cơ quan tài phán phải xác định mức tổn thất về tinh thần căn cứ vào hồ sơ như tính nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, tác động của hành vi xâm phạm tới người liên quan.Khi cơ quan tài phán ấn định mức tổn thất về tinh thần (do không có thỏa thuận), mức tổn thất được bồi thường bị giới hạn và chỉ tối đa là “10 lần mức lương cơ sở”
    Để được bồi thường thiệt hại về vật chất, người bị xâm phạm phải chứng minh được có thiệt hại về vật chất xảy ra trên thực tế và thiệt hại đó có mối quan hệ nhân quả từ hành vi xâm phạm.

Liên hệ trực tiếp qua SĐT: 0983.305.306

Địa chỉ hòm thư điện tử   : Bnsg.law@gmail.com

Địa chỉ website    https://bnsglaw.com/ 

  • xem thêm:

Chiêu trò “lừa đảo” khi đi thuê lại nhà 

Ly hôn luôn là chủ đề nóng hổi trong đời sống xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We are here to help you. Give us a call